Giới Thiệu Về Google Universal Analytics Và Cách Thức Nó Hoạt Động
Table of Contents
Giới thiệu về Google Analytics
Google Analytics là công cụ hỗ trợ bạn đo lường và theo dõi hiệu quả hoạt động của website bạn. Đây là công cụ đo lường hoạt động website do Google sở hữu và phát triển. Nếu đã tham gia hoạt động trên không gian Internet nói chung và Digital Marketing nói riêng thì Google Analytics là một trong Top những công cụ được khuyên dùng nhiều nhất bởi khả năng đo lường và phân tích website tuyệt vời mà nó mang lại. Trên thế giới hiện nay đã có khoảng 1 tỷ trang web lớn nhỏ khác nhau với đủ các loại hình kinh doanh đang cài đặt và sử dụng công cụ này.
Ngoài ra nếu bạn đang hoạt động trong ngành Digital Marketing (chạy quảng cáo hay SEO, phân tích dữ liệu) thì Google Analytics gần như là công cụ không thể thiếu trong quá trình làm việc của bạn. Với Google Analytics, bạn không chỉ hiểu hơn về tình trạng phát triển trang web của mình, hiểu được hành vi người dùng khi truy cập trang web bạn mà nó còn giúp bạn tạo các tệp đối tượng tùy chỉnh chất lượng để chạy quảng cáo Remarketing.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan về Google Analytics và cách thức mà nó hoạt động.
Tại sao bạn nên sử dụng Google Analytics
Khả năng đo lường mạnh mẽ
Nếu đã là người hoạt động trong ngành Marketing, chắc chắn bạn koong còn xa lại gì với khái niệm “Phểu khách hàng” bao gồm các giai đoạnh khác nhau trong hành trình chuyển đổi của khách hàng như: Awareness (Sự nhận thức) – Interest (Thích thú) – Desire (Mong muốn) – Action (Hành động). Đối với Marketing truyền thống thì việc thu thập và đo lường các thông tin nhân khẩu học và các hành vi của người dùng rất khó khan và độ chính xác không cao nhưng đối với các công cụ kỹ thuật số thì việc đo lường các thông tin này vô cùng dễ dàng.
Với Google Analytics, bạn có thể biết được thông tin những người truy cập vào trang web của mình như nhân khẩu học (Độ tuổi, giới tính), sở thích của họ, những hành vi họ đã tương tác trên trang web của bạn (đọc nội dung bài viết nào, click vào nút nào, xem video nào,…), biết được từng hành vi người dùng thực hiện để tạo ra chuyển đổi trên website cũng như phân biệt được họ là người dùng mới lần đầu truy cập hay là những người dùng cũ truy cập vào trang web của bạn và nhiều loại báo cáo hữu ích khác.
Nhờ những con số thống kê chính xác của các báo cáo Google Analytics mà bạn có thể dễ dàng đưa ra các quyết định sáng suốt hơn trong việc lên kế hoạch tiếp cận các khách hàng mới cũng như giữ chân các khách hàng cũ.
Kinh doanh Online hiệu quả hơn nhờ Google Analytics
Giả sử bạn đang sở hữu một trang web bán hàng hay một trang web thương mại điện tử và bạn thiết lập mục tiêu bạn muốn theo dõi trên website là các chuyển đổi Mua hàng cho Google Analytics của mình thì Google Analytics sẽ bắt đầu quy trình theo dõi các hành động chuyển đổi Mua hàng trên trang web và lạp các báo cáo chi tiết liên quan đến hành vi chuyển đổi Mua hàng đó. Ví dụ như bạn có thể biết được những người đã mua hàng của mình đang sống ở quốc gia, tỉnh/thành phố nào, thiết bị họ đang sử dụng là gì, các bước dẫn đến hành động mua hàng của khách hàng thế nào (họ xem những trang hay video nào trên website bạn trước khi quyết định mua hàng), giá trị mua hàng trung bình của khách hàng là bao nhiêu,… Ngoài ra còn nhiều thông tin hữu ích hkasc mà Google Analytics có thể đo lường được liên quan đến các hành vi chuyển đổi Mua hàng trên trang web của bạn.
Giúp các Blogger, nhà sản xuất nội dung biết được các chủ đề mà đọc giả quan tâm
Nếu bạn là một blogger hay là người quản lý một trang web báo chí thì chắc chắn bạn luôn m,uốn biết được các chủ đề bài viết nào mà đọc giả đang quan tâm nhất. Và với Google Analytics, bạn có thể dễ dàng có được các báo cáo chi tiết về các trang bài viết nào được nhiều người đọc nhất trên website mình, thời giant rung bình học dành để đọc các nội dung của bạn là bao lâu, những trang nào trên trang web của bạn có tỷ lệ thoát cao,…
Với những báo cáo hữu ích này, bạn có thể đưa ra các quyết định tập trung khai thác các loại chủ đề bài viết nào đang được người dùng quan tâm hoặc xác định được các bài viết chưa tốt (có tỷ lệ thoát trang cao) trên website mình để đưa ra các phương án chỉnh sửa bài viết tốt hơn.
Đánh giá được hiệu qu ảcác chiến dịch Marketing
Nếu bạn đang chạy nhiều chiến dịch Digital Marketing cùng một lúc hay sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau để làm Marketing hoặc liên kết với các đối tác Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) khác nhau thì bạn đang thắc mắc các chiến dịch Marketing của mình hiệu quả đến đâu và kênh mạng xã hội nào hoạt động hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp của bạn? Google Analytics có thể giúp bạn trả lời các câu hỏi đó nhờ vào các báo cáo chi tiết cùng những con số không biết nói dối. Bạn có thể nhanh chóng biết được ngay chiến dịch quảng cáo nào đang thu hút nhiều lượt chuyển đổi nhất, kênh mạng xã hội nào đang thu hút nhiều người dùng truy cập trang web mình nhất và các đối tác Affiliate Marketing nào giúp bạn gia tang đơn hàng Online tốt nhất.
Nhờ đó bạn có thể đưa ra các quyết định đẩy mạnh cho chiến dịch quảng cáo, kênh quảng cáo nào và cần điều chỉnh ngân sách Marketing ra sao để có thể tối ưu chi phí nhất mà không bị lãng phí.
Hỗ trợ thu thập dữ liệu trên nhiều nền tảng khác nhau
Google Analytics không chỉ hỗ trợ thu thập dữ liệu và lập báo cáo hành vi cho các trang web mà nó còn có khả năng thu thập dữ liệu trên nhiều nền tảng – hệ thống khác nhau như: Ứng dụng di động (App), hệ thống bán hàng trực tuyến, máy chơi game điện tử *Video game Console), hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hoặc các nền tảng có kết nối Internet khác.
Những điều bạn cần làm để có thể sử dụng được Google Analytics
Để theo dõi một trang web, trước hết bạn phải tạo tài khoản Google Analytics. Sau đó bạn cần phải thêm một đoạn mã theo dõi Javascript vào tất cả các trang (Page URL) trên trang web của bạn.
Nhớ đó, mỗi lần người dùng truy cập vào một trang cụ thể nào đó trên trang web của bạn, mã theo dõi sẽ được kích hoạt và tiến hành thu thập các thông tin ẩn danh về cách người dùng đó đã tương tác với một trang cụ thể nào đó trên trang web của bạn.
Bạn có thể tự cài đặt đoạn mã nào vào trang web của mình bằng cách mở mã nguồn trang web của bạn và dán đoạn mã java script này của Google Analytics vào giữa thẻ
và
. Nếu bạn không biết code thì bạn có thể gửi đoạn mã Java script này cho người lập trình web để nhờ họ dán hộ.
Ngoài ra còn có 1 cách làm đơn giản hơn đó là sử dụng Google Tag Manager để cài đặt đoạn mã Google Analytics này.
Cách thức hoạt động của Google Analytics
Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu
Mỗi lần người dùng truy cập vào một trang cụ thể nào đó trên trang web của bạn, mã theo dõi sẽ được kích hoạt và tiến hành thu thập các thông tin ẩn danh về cách người dùng đó đã tương tác với một trang cụ thể nào đó trên trang web của bạn.
Đoạn mã theo dõi Javascript của Google Analytics còn thu thập dữ liệu từ các trình duyệt web của người dùng như ngôn ngữ được cài đặt cho trình duyệt, loại trình duyệt web (Chrome, Safari, Microsoft Edge,…), loại thiết bị cũng như hệ diều hành mà người dùng đang sử dụng để truy cập vào trang web của bạn.
Thâm chí, mã theo dõi còn có thể thu thập “Nguồn lưu lượng truy cập” túc là nơi đầu tiên đưa người dùng đến với trang web của bạn. Đó có thể là từ các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo), quảng cáo mà họ đã nhấp vào hoặc từ chiến dịch Email Marketing.
Giai đoạn 2: Gửi dữ liệu về cơ sở dữ liệu Google Analytics
Sau khi đoạn mã code javascript đã thu thập các thông tin từ người dùng thì nó sẽ gửi các thông tin thu thập được về cơ sở dữ liệu của Google Analytics để tiến hành xử lý dữ liệu
Khi xử lý dữ liệu, Analytics sẽ tổng hợp và tổ chức dữ liệu dựa trên các tiêu chí cụ thể như liệu thiết bị của người dùng là di động hay máy tính để bàn hay trình duyệt nào họ đang sử dụng
Nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn ra các thông số dữ liệu nào bạn muốn đoạn mã javascript gửi về cơ sở dữ liệu Analytics để xử lý. Ví dụ như bạn có thể áp dụng các bộ lọc để đảm bảo dữ liệu của mình không bao gồm những lưu lượng truy cập nội bộ của công ty hoặc chỉ bao gồm dữ liệu từ những khu vực/quốc gia cụ thể nào đó mà doanh nghiệp bạn muốn tập trung theo dõi.
Giai đoạn 3: Xử lý dữ liệu
Khi cơ sở dữ liệu Google Analytics nhận được các dữ liệu cập nhật về hoạt động của người dùng được gửi về từ đoạn mã javascript, nó sẽ tiến hành nhóm các hoạt động này vào một khoảng thời gian được gọi là “Phiên”.
Một “Phiên” bắt đầu khi người dùng truy cập vào một trang có gắn mã theo dõi Google Analytics . Một “Phiên” sẽ kết thúc sau mỗi 30 phút nếu người dùng không có bất kì tương tác nào trên trang web của bạn nữa. Nếu người dùng quay lại trang web bạn sau một “phiên” đã kết thúc thì đó sẽ được tính là một “Phiên” mới. Ví dụ như mội người dùng A truy cập vào trang web của bạn để đọc tin tức sau đó A mở một cửa sổ trình duyệt khác xem YouTube trong vòng 35 phút và sau đó mới quay lại trang web của bạn để tiếp tục đọc nội dung thì hệ thống sẽ tính đây là 2 phiên khác nhau (ngay khi A truy cập vào trang web bạn được tính là 1 phiên nhưng A đã không có bất kì hoạt động nào trên web của bạn do đã chuyển sang xem YouTube hơn 30 phút, sau đó A mới trở lại trang web của bạn và được hệ thống tính là 1 phiên hoàn toàn mới).
Google Analytics cũ cho phép bạn tùy chỉnh lại mức thời gian được tính là kết thúc 1 phiên nếu không có bất kì hoạt động nào trên trang web. Mặc định hệ thống Google Analytics sẽ đặt là 30 phút nhưng bạn có thể thay đổi thành một mức thời gian khác sao cho phù hợp với doanh nghiệp bạn.
Giai đoạn 4: Trình bày dữ liệu dưới dạng các báo cáo
Sau khi hệ thống cơ sở dữ liệu Google Analytics đã xử lý xong các dữ liệu được gửi về từ đoạn mã javascript, nó sẽ trình bày dưới dạng các báo cáo Analytics và bạn có thể sử dụng các báo cáo này cho việc phân tích chuyên sâu để hiểu rõ hơn về khách hàng và quá trình chuyển đổi của họ. Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của mình và bắt đầu xem các bảng báo cáo chi tiết về hành vi của người dùng trên website của bạn.
Nhờ các báo cáo đó, bạn có thể đưa ra các quyết định hoặc thử nghiệm các cách làm mới để gia tang hiệu quả kinh doanh trực tuyến của mình.
Lưu ý khi sử dụng Google Analytics
Mỗi khi thông tin người dùng được gửi về cơ sở dữ liệu của Google Analytics để xử lý và lưu trữ, bạn sẽ không thể thay đổi bất cứ thông tin nào. Do đó bạn hãy cẩn thận khi bạn sử dụng các bộ lọc để lựa chọn ra những thông tin dữ liệu bạn muốn đoạn mã javascript Google Analytics gửi về cơ sở dữ liệu Analytics, vì một khi dữ liệu đã được xử lý và lưu trữ trên Google Analytics database thì bạn sẽ không thể thay đổi bất cứ thông tin nào nữa.
Tổng kết
Google Analytics là một công cụ tuyệt vời và là công cụ phân tích website hàng đầu thế giới hiện nay trong việc đo lường và phân tích hiệu quả hoạt động của trang web bạn. Vì vậy, nếu bạn chưa sử dụng công cụ này thì hãy đăng ký để sử dụng ngay và trải nghiệm các bảng báo cáo chi tiết mà Google Analytics mang lại cho bạn. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vô cùng hữu ích cho việc đánh giá và định hướng cho các hoạt động kinh doanh của mình đấy.
Hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của Smarkgo về chủ đề Google Analytics để biết thêm cách sử dụng và cách đọc các báo cáo trong Google Analytics hoặc bạn có thể tham gia ngay khóa học Google Analytics GA – Master để học các kiến thức và ứng dụng Google Analytics chuyên sâu nhé.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thì hãy đặt câu hỏi ngay cho Smarkgo thông qua form đăng ký bên dưới. Smarkgo sẽ giải đáp các câu hỏi của bạn nhanh chóng nhất.