Cách Sử Dụng Screaming Frog
Cách Sử Dụng Screaming Frog - Công Cụ Hỗ Trợ SEO Tuyệt Vời
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ SEO tuyệt vời, thậm chí còn miễn phí. Tuy Screaming Frog không phải là bản miễn phí, nhưng hiện tại, chúng ta vẫn có thể sử dụng chúng với phiên bản thường hoặc phiên bản crack. Chỉ cần tải về và dùng. Vậy đâu là tính năng thần kỳ mà Screaming Frog mang lại cho các seoer. Sau đây, Smarkgo cùng chia sẻ với các bạn cách sử dụng Screaming Frog một cách đơn giản, dễ hiểu nhất.
Nội Dung Bài Viết.
Screaming Frog là gì?
Screaming Frog đây là công cụ có chức năng phân tích website từ góc độ SEO và giải quyết các vấn đề SEO căn bản đến nâng cao. Và đây là công cụ miễn phí, có thể tải 500url và với bản trả phí thì không giới hạn và thêm những tính năng như xuất file từ Java Script, lưu những thu thấp thông tin từ khách hàng, hoặc thêm tính năng tích hợp với các công cụ SEO khác như: Google Analytics, Google Search Console, Ahref, hoặc Serush…
Cài đặt Screaming Frog
Bạn lên mạng và tìm kiếm từ khóa Screaming Frog
Truy cập vào trang, tải screaming frog seo tool tại đây: http://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/
Thật dễ dàng để cài đặt công cụ Screaming Frog trên window, Mac, Linux.
Sau khi tải xong, bạn cài đặt như bình thường và sau khi mở ra, sẽ hiện ra giao diện trên. Giờ chúng ta cùng đi phân tích các tính năng tuyệt vời từ Screaming Frog nhé.
Tính năng tuyệt vời của Screaming Frog
Hiển thị trên màn hình của công cụ Screaming Frog là những thông số thể hiện dữ liệu: Url, nội dung, trạng thái index, tiêu đề, thẻ meta, thẻ h1… cách tổng quan, và hiển thị chi tiết khi click vào một url bất kỳ nào đó.
Chức năng content
ở chức năng này, chúng ta sẽ được biết đến số lượng từ của từng bài content, và đã được index hay chưa.
Hình trên, chúng ta thấy cột bên trái hiển thị url content trên website, và cột Smarkgo bôi đỏ là số từ trên từng url như thế nào. Cũng trong mục này, các bạn có thể lọc ra các url có content ít qua việc chọn
All sẽ sổ ra những chọn lựa
- Exact Duplicates: những url có content bị trùng lặp
- Near Duplicates: những url có content trùng lặp ít
- Low content Pages: url có content ít
- Spelling Errors, Grammar error: Check lỗi chính tả và lỗi văn phạm…
Như thế, trong mục content, công cụ Screaming frog cho chúng ta check lại những url nào đã index và số lượng từ, nội dung ít nhiều trên từng url, từ đó, giúp seoer có thể audit lại content hợp lý.
Cần xem xét đến Crawl Depth trong internal link.
Xem thêm: Các công cụ digital marketing
Crawl Depth là gì?
Hiểu nôm na nó là đường dẫn từ trang chủ tới url đó là bao nhiêu cú click chuột. Độ sâu của url càng lớn, tức từ 4 nhấp chuột trở lên, thì việc truy cập vào url đó càng khó đối với Google và cả người dùng.. Vì thế, nếu trang nào bạn cần SEO, hãy cho nó có độ Crawl Depth dưới 4.
thông số Link Score
Khi bạn kết nối tài khoản của với công cụ analytics và Webmaster tool hay Google Search Console thì bạn sẽ thấy thông số của Link Core hiện ra
Link Core là gì?
Hiểu nôm na link core là sức mạnh internal link truyền đến 1 trang nào đó, được tính tối đa là 100. Và như thế qua thông số này, chúng ta có thể nhận thấy website mình có bị mất cân bằng không. Theo lý thuyết, thì trang chủ phải nhận link đổ về nhiều nhất tức là 100 điểm, nhưng đôi lúc, vì lý do nào đó, một trang khác sẽ có điểm 100, mà trang chủ chỉ 90 hay hơn một chút.
Link core cũng thể hiện cho bạn thấy những trang cần seo, cần có dòng chảy sức mạnh về càng nhiều càng tốt, nhưng không được vượt hơn trang chủ, và trang chủ phải được sức mạnh nhiều nhất.
Response time – thời gian phản hồi trang
Đây là yếu tố quan trọng về tốc độ trang, thời gian phản hồi trang càng nhanh, tốc độ website bạn càng tốt. Nếu thời gian phản hồi trang của bạn trên 2 giây, bạn cần phải xem xét lại trang đó.
Trong tab này, chúng ta cần chú ý đến url đã được index với Google, với các thông số
Chi tiết ý nghĩa các mã phản hồi như sau:
- 200 [OK]: Mã phản hồi này có nghĩa là URL của bạn đang hoạt động bình thường.
- 301 [Permanent redirect]: URL của bạn đã được chuyển hướng kiểu 301 và vĩnh viễn.
- 302 [Temporary redirect]: URL của bạn đã được chuyển hướng kiểu 302 và tạm thời
- 404 [Not found]: đang hiển thị các trang không tìm thấy
- 500 [Server error]: Web đang gặp một vấn đề nào về server: có quá nhiều người truy cập, file .htaccess bị lỗi hoặc server không xác định được vấn đề,…
- 503 [Unavailable]: Là mã trạng thái khi máy chủ của trang web bị tạm thời ngừng hoạt động.
- Ngoài ra, khi bấm vào tab All
Chúng ta có thể kiểm tra được các url nào đang ở http, và url nào đang ở https, từ đó, chúng ta sẽ đồng bộ được các vấn đề 2 url khác nhau qua việc xóa hoặc redirect…
Thẻ URL
Ở thẻ này, Screaming Frog cho chúng ta thấy độ dài của từng url, và có được canonical không. Và từ đó, chúng ta dùng kiến thức SEO của mình để định liệu xem có cần chỉnh độ dài của url nào đó không.
Thẻ Page Title
Ở thẻ này, chúng ta lưu ý đến vấn đề có bị trùng lặp thẻ title không. Nếu bị, chúng ta cần chỉnh lại để tránh bị trùng lặp. Hoặc chúng ta và ALL để tìm ra các vấn đề khác.
- Missing: Trang bị thiếu tiêu đề, chúng ta cần bổ sung tiêu đề cho trang
- Duplicate: Trang bị trùng lặp tiêu đề, có thể do code lỗi nhân bản các url khác, hoặc do chính người viết bài vô ý để nhân bản url với tiêu đề giống nhau, mà điều hay mắc lỗi đó là lỗi trùng lặp tiêu đề khi phân trang. Vì thế, bạn cần can thiệp để đảm bảo mỗi trang một tiêu đề duy nhất.
- Over 60 characters: Tiêu đề dài hơn 60 ký tự. Đây là yếu tố không tốt cho seo. Vì một tiêu đề dài, sẽ dẫn đến việc không thân thiện bot Google
- Below 30 characters: Tiêu đề ngắn hơn 30 ký tự. Tương tự như tiêu đề dài, thì tiêu đề dưới 30 ký tự cũng cần phải xem xét khi seo.
- Over 555 Pixels: Tiêu đề hiển thị dài hơn 555 pixel
- Below 200 Pixels: Tiêu đề hiển thị ngắn hơn 200 pixel
- Multiple: Trang có nhiều hơn 1 title
- Same As H1: Trang có tiêu đề tương tự thẻ Heading 1
Thẻ Meta Description
Meta Description là một thẻ quan trọng trong SEO. Cũng giống như tiêu đề trang, thẻ này cần chứa từ khóa, và hiển thị trên công cụ tìm kiếm của Google giới hạn 160 ký tự, Và sẽ tự động cắt ngắn nếu đoạn mô tả dài hơn 160 ký tự. Và nếu website bạn có hàng trăm thậm chí hàng ngàn url, thì việc kiểm tra thủ công rất mất thời gian. Do đó Screamming Frog giúp chúng ta kiểm tra toàn bộ website với những thông số sau:
- Missing: Đây là thông số cho thấy url/page nào thiếu description, từ đó bạn có thể xuất ra file và thêm thẻ Meta description.
- Duplicate: Thiếu thẻ mô tả cũng là yếu tố ảnh hưởng seo cho trang, nhưng Google cũng không hề đánh giá cao các trang bị trùng lặp thẻ meta description. Do đó, qua thông số này, bạn có thể thay đổi chỉnh sửa để trang của mình duy nhất 1 thẻ meta Description
- Over 155 characters: như đã nói ở trên, Google cho hiển thị trên thanh công cụ tìm kiếm 160 ký tự, vì thế thẻ description quá dài sẽ bị cắt ngắn lại, và hiển thị không đủ ý… Vì thế cô đọng, súc tích sẽ làm cho lượt nhấp vào website của bạn tăng.
- Below 70 characters: Việc thẻ meta description quá ngắn sẽ không diễn tả hết ý nghĩa của page cho người dùng. Vì thế, cần phải xem xét sao cho vừa đủ.
- Over 1016 Pixels: description hiển thị quá dài, nên cần phải tối ưu lại sao cho 150 đến 160 ký tự.
- Below 400 Pixels: description hiển thị quá ngắnm cũng cần phải được tối ưu để thẻ meta description không quá ngắn.
- Multiple: Page có nhiều hơn 1 description, đây gọi là một trang có nhiều thẻ mô tả, vì thế, cần phải bỏ bớt, chỉ duy nhất 1 trang một miêu tả desciption
Thẻ h1 của Screaming Frog
Cũng như meta Description, thẻ H1 cũng duy nhất, và cũng giới hạn số ký tự, do đó, khi nhìn vào thông số truy xuất từ công cụ seo Screaming Frog chúng ta sẽ biết website của chúng ta cần gì để làm cho thẻ H1 tối ưu hơn. Cụ thể như sau:
- Missing: Website của bạn có bị thiếu thẻ H1 hay không?
- Duplicate: Các thẻ H1 trên website có bị trùng không, và số lượng trùng là bao nhiêu
- Over 70 characters: Các trang nào có thẻ H1 dài hơn 70 ký tự
- Multiple: hiển thị danh sách các trang có nhiều thẻ h1
Và như thế, chúng ta dựa vào dữ liệu của Screaming Frog, chúng ta sẽ tối ưu cho mỗ page sẽ chỉ duy nhất 1 thẻ H1, và các thẻ H1 có độ dài không vượt quá 70 ký tự.
Thẻ Image trong Screaming Frog.
Việc tối ưu hình ảnh trong SEO rất quan trọng. Hình ảnh vừa làm cho bài viết thêm sinh động cũng như diễn giải ý nghĩa thêm cho bài viết. Hơn nữa, hình ảnh cũng là tác nhân gây ra tốc độ tải trang chậm. Do đó, tối ưu hình ảnh rất quan trọng trong SEO.
Dưới đây là các thông số mà Screaming Frog SEO Spider liệt kê ra để xem web của bạn cần tối ưu hình ảnh ra sao?
Hình ảnh over 100kb: Screaming Frog SEO Spider lọc ra những hình ảnh vượt quá 100kb. Bởi hình ảnh dung lượng lớn sẽ làm cho web chậm… từ đó bạn tìm ra giải pháp: thay thế, hoặc nén hình ảnh dưới 100kb. Ngoài ra, thông tin từ Screaming Frog SEO Spider còn cho thấy ảnh của bạn có thẻ ALT không, và nếu có, độ dài của thẻ ALT có vượt qua 100 ký tự không. Hãy xem xét vấn đề này để tối ưu hình ảnh mình cách hợp lý.
Các tính năng khác của Screaming Frog
Tạo site map bằng Screaming Frog
Cũng như vài công cụ khác có thể tạo site map, thì công cụ Screaming Frog cũng tạo sitemap một cách đầy đủ, bao gồm cả cho hình ảnh.
Tóm kết Screaming Frog
Đây là công cụ hỗ trợ SEO, cụ thể hỗ trợ Audit website rất tốt. Bài viết trên, Smarkgo chỉ liệt kê một số tính năng thông dụng của công cụ này. Tuy nhiên, để đào sâu hơn về công cụ này, các bạn cần tự mình thực hiện, để có thể khám phá nhiều hơn các tính năng mà Smarkgo chưa nói đến. Các bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.